7 việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty

Ngày đăng: 04-06-2025 09:14

Sau khi thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục sau để tránh các xử phạt không mong muốn.

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ khai thuế lần đầu doanh nghiệp mới thành lập.

Với hơn 5 năm hỗ trợ các doanh nghiệp, Khai Phóng Luật đúc kết cho bạn 4 kinh nghiệm thực tế khi làm hồ sơ kê khai thuế ban đầu như sau:

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau. 

Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp từ 400.000 đồng - 5.000.000 đồng.

2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm.

3. Mua chữ ký số

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.

Tương tự như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.

Để có thể sử dụng, sau khi doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… thì phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.

4. Treo bảng hiệu công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. 

Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Để không phải mất thời gian làm việc với nhiều đơn vị, sau khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Khai Phóng Luật, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu chất liệu mica tốt, với chi phí chỉ 300.000 đồng/bảng hiệu.

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của Khai Phóng Luật - phí dịch vụ chỉ 500.000 đồng.

7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

- Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động:

Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

- Đối với các vấn đề về thuế:

Các loại thuế như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí. 

Dịch vụ thành lập công ty tại Khai Phóng Luật

Khai Phóng Luật tự hào là một trong những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng cho các doanh nghiệp và doanh nhân với quy trình 03 bước đơn giản:

  • Tư vấn và soạn thảo hồ sơ 
  • Thay mặt doanh nghiệp liên hệ với cơ quan nhà nước giải quyết các công việc liên quan đến vấn đề đăng ký doanh nghiệp
  • Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới và chăm sóc khách hàng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận.

Nếu bạn còn thắc mắc về quy trình đăng ký doanh nghiệp, hãy liên hệ Khai Phóng Luật qua hotline: 0946.604.676 hoặc 0929.676.020 để được tư vấn cụ thể.